Doanh nghiệp ASEAN bàn kịch bản nếu không còn TPP

Nhiều doanh nhân lớn đã bày tỏ quan điểm, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp mình thời gian tới, trong trường hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thất bại, tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN 2016, do Bloomberg tổ chức sáng 8/12 tại Hà Nội.

Tại đây, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết nhìn nhận, Việt Nam đang có tốc độ đô thị hoá cao, đặc biệt là Hà Nội, Tp.HCM. Đó chính là một động lực cho các doanh nghiệp bất động sản trong nước phát triển.  Trong trường hợp TPP không được thực thi, ông Quyết đánh giá sẽ có tác động nhất định đến kinh tế Việt Nam, nhưng không lớn, tuỳ thuộc vào phân khúc và thị trường. Chẳng hạn, các doanh nghiệp tập trung nhiều vào bất động sản công nghiệp, hạ tầng, hay các ngành khác như dệt may, da giày, thuỷ sản, logistics… sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tập trung vào phân khúc bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng…, thì tác động là không lớn.

Chủ tịch FLC nhấn mạnh: “Cho dù không có TPP, tập đoàn FLC sẽ vẫn tiếp tục huy động vốn nước ngoài, thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để đầu tư vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang thực hiện tại Bình Định, Thanh Hoá, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc”.  “Hiện FLC đang làm việc với nhiều quỹ đầu tư đến từ Singapore và Nhật Bản”, ông nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình nhận định, nếu không có TPP, Việt Nam vẫn sẽ phải tiếp tục mở cửa, bởi đó là xu thế không thể đảo ngược. Ông Bình nhấn mạnh vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 đối với sự phát triển của Việt Nam. “Với nguồn dân số trẻ và yêu thích máy tính, đấy là cơ hội. Những người trẻ sinh ra trong kỷ nguyên Internet như nhà phát triển game Nguyễn Hà Đông chính là một động lực phát triển của Việt Nam”, ông Bình nói.

Kết quả hình ảnh cho Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN 2016, 
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội Nghị
 
Hội nghị cũng đã dành một phiên thảo luận về chủ nghĩa bảo hộ đang có nguy cơ trở lại, trong bối cảnh Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump đã công bố sẽ rút khỏi TPP trong ngày đầu nhậm chức, thậm chí đánh thuế nhập khẩu 35% đối với hàng hoá Mỹ sản xuất ở nước ngoài, nhằm mang việc làm trở về nước Mỹ.

Ông Roger Lee, người đứng đầu tập đoàn dệt may Tal Apparel cho rằng, nếu chính quyền Mỹ đẩy mạnh bảo hộ thương mại, thì người tiêu dùng Mỹ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, và tập đoàn của ông sẽ xem xét vấn đề đa dạng hoá thị trường.

Theo vị doanh nhân này, Chính phủ Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi về ưu đãi đầu tư. “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn dù có TPP hay không, chúng tôi dự kiến rót thêm 500 triệu USD. Tôi nghĩ rằng TPP chỉ giúp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn về nhân lực thôi, và TPP không ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam”.

Tuy nhiên, ông Roger Lee cũng lưu ý, khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần cải thiện hơn nữa về các thủ tục pháp lý.

Chủ tịch Bankok Bank, ông Chartsiti Sophonpanich đánh giá, nếu không có TPP, khu vực ASEAN cũng sẽ không bị ảnh hưởng lớn.

“ASEAN cần tập hợp lực lượng, sáng kiến để tận dụng cơ hội từ Trung Quốc, Ấn Độ. Chúng ta cần thúc đẩy tự do thương mại trong nội khối, mang lại sự thịnh vượng cho khu vực”, ông nói.

Ông Phạm Văn Thịnh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam nêu ý kiến, giới chuyên gia từng chung nhận định, Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu thêm 10%/năm nếu TPP được thực thi.

Tuy nhiên, theo ông dù TPP có đổ vỡ, các doanh nghiệp Việt Nam không nên quá bị động, mà phải tích cực tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang tham gia. Không có TPP, Việt Nam vẫn phải tiếp tục cải cách. Công cuộc phát triển, hội nhập không thể dừng lại.

VneconomyNews

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 225 Hôm qua: 206 Tổng truy cập: 1146930 Số người đang online: 15

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^