Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

01_04112009Tại Điểm 1 Mục II Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có xác định đối tượng trích lập dự phòng báo gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang .. mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được kèm theo điều kiện :

a/ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

b/ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Trong phần xử lý dự phòng văn bản này cũng xác định thêm :

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.

Tuy nhiên căn cứ vào biến động của nền kinh tế Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá của hầu hết nguyên vật liệu giảm mạnh, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là các doanh nghiệp do lo sợ giá nguyên liệu vật tư tăng nhanh như các tháng đầu năm 2008 nên đã dự trữ khá nhiều nguyên vật liệu vào những tháng cuối năm và hệ quả là phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khá lớn (xem ví dụ)

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của một số DN năm 2008

Tên doanh nghiệp

Giá trị trích lập (tỷ đồng)

CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL)

15,832

CTCP Nam Việt (ANV)

63,562

CTCP Kim khí TP. HCM (HMC)

86,242

Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)

642,993

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

185,041

 

Tuy nhiên cũng theo Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, vì theo Thông tư 130, khoản hoàn nhập dự phòng này được xem là "thu nhập khác". Cụ thể, Khoản 7, Mục V, Phần C Thông tư 130 quy định một trong các khoản "thu nhập khác" là "hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết". Cũng theo quy định của Thông tư 130 thì "thu nhập khác" không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, Khoản 2.6, Mục I, Phần H quy định, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng đối với "các khoản thu nhập khác quy định tại Mục V, Phần C, Thông tư này". …

Xét về nguyên tắc thận trọng cũng như quy định theo thông tư 13 thì việc các doanh nghiệp trích lập dự phòng là cần thiết nhằm đảm bảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh trung thực tình hình giảm giá nguyên vật liệu. Tuy nhiên vấn đề người viết muốn lưu ý là doanh nghiệp đang được hưởng thuế suất ưu đãi 10%, 15%, 20%, cần tính toán kỹ khi trích lập dự phòng vì khi hạch toán hoàn nhập lại các khoản đã trích lập dự phòng do giá đã bình ổn trở lại thì phải hạch toán vào thu nhập khác và hiển nhiên phải mất thêm tiền vì phải chịu mức thuế chung là 25% !

ThS. Lê Anh Thắng, CPA

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 
CongTy PhuNamHai 260 270

TrungTam Daihoc KinhTe 260 270

f and y 260 270
Lead talent 260 270

Lượt Truy Cập

Hôm nay: 514 Hôm qua: 218 Tổng truy cập: 1157538 Số người đang online: 20

THÔNG TIN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Dịch vụ và Tư vấn Thuế - Kế toán : 028.3932 6401 - 028.3932 6473
Tư vấn Quản lý và Nhà Thầu : 028.3932 6403 - 0945 168 743
Tư vấn Tổ chức và nhân sự : 028.3932 6341028.3890 9670

^